Con ngoài giá thú có phải cấp dưỡng không?
Con ngoài giá thú có phải cấp dưỡng không?
Câu hỏi của anh V tại Bình Dương gửi đến cho Luật sư Bình Dương như sau: Tôi là chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Bình Dương. Tôi đã có gia đình. Vợ chồng tôi không hạnh phúc, sau đó tôi có tình cảm với một nhân viên nữ. Tôi đã có con với cô ấy mà gia đình tôi không biết. Tôi muốn hỏi liệu tôi có vi phạm pháp luật về hôn nhân hay không? Nghĩa vụ cấp dưỡng của tôi như thế nào trong trường hợp này?
Luật sư Bình Dương tư vấn:

Căn cứ khoản 1, Điều 59, Nghị định 82/2020 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Việc anh là người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ, thì có thể bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Ngoài ra, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng, theo Điều 182, BLHS 2015, trong các trường hợp sau:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
– Đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Mức hình phạt là từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Về trách nhiệm đối với con ngoài giá thú
Vì anh và bạn gái không đăng ký kết hôn nên con sinh ra không đương nhiên được thừa nhận là con chung của anh và bạn gái. Trường hợp anh muốn nhận cha con có thể gửi đơn yêu cầu đến tòa án có thẩm quyền, yêu cầu xác định cha cho con, theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có quyết định của tòa án, công nhận quan hệ cha con thì căn cứ vào Điều 15, Điều 107, người cha có các nghĩa vụ đối với con theo quy định tại Điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ Luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong đó, có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, theo quy định tại Điều 107, Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình.
Trên đây là những tư vấn mà Luật sư Bình Dương dành cho anh. Nếu còn thắc mắc gì chị có thể liên hệ với theo thông tin sau:
– Số điện thoại của dịch vụ của luật sư: 0934 674 599 – 0971 491 595
– Zalo của Luật sư Bình Dương: 0934 674 599 – 0971 491 595
– Địa chỉ trụ sở: Số 26, đường T, trung tâm hành chính Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương