Luật sư Bình Dương tư vấn:
Đầu tiên về hình thức mua bán mà chủ đất nói với chị là “Công chứng vi bằng” là một thuật ngữ không chính xác.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Việc xác lập vi bằng mua bán nhà đất hay trong giao dịch bất động sản chỉ chứng minh các bên có thỏa thuận giao nhận tiền, giao nhận nhà.
Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng có thể thay thế công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng mua bán nhà đất”. Cách hiểu này là hoàn toàn sai.
Việc mua bán thông qua hình thực lập vi bằng có giá trị pháp lý tương tự như bằng giấy tay. Khi tranh chấp sẽ nhiều khả năng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nhất là trong thời điểm giá nhà đất biến động từng ngày như hiện nay.
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về hình thức của giao dịch bất động sản thì phải lập hợp đồng chuyển nhượng và phải công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là hình thức bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Nếu không đáp ứng điều kiện trên, các giao dịch mua bán sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp, theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015.
Trên thực tế nhiều người vẫn mua bán bằng vi bằng nhưng không nắm rõ bản chất của nó và coi đó như là một hình thức giao dịch hợp pháp. Thực tế dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật và không đảm bảo an toàn.
Những rỏi ro khi nhận chuyển nhượng bất động sản
Thứ nhất: Về hình thức của giao dịch bất động sản phải lập hợp đồng công chứng không thể lập vi bằng. Vi bằng chỉ chứng mình là có hành vi như đã nói ở trên chứ không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng công chứng.
Thứ 2: Khi công chứng hợp đồng, tổ chức hành nghề công chứng sẽ yêu cầu bên bán phải cung cấp được các chứng cứ chứng minh tư cách của họ, chứng minh quyền sở hữu tài sản và tài sản dự kiến mua bán không có tranh chấp. Việc này sẽ tránh gặp phải các trường hợp như giả mạo chủ đất để bán đất, làm giả sổ đỏ, bán nhà đất bị tranh chấp.
Thứ 3: Trên hệ thống công chứng của 1 số tỉnh, thành phố sẽ lưu trữ các thông tin về giao dịch đối với thửa đất, tình trạng pháp lý đối với thửa đất do đó công chứng hợp đồng sẽ giúp bạn tránh mua phải đất mà chủ đất đã nhận cọc hoặc đã bán cho người khác rồi; tránh mua phải đất bị kê biên, phong tỏa…
Trên đây là những tư vấn mà Luật sư Bình Dương dành cho chị. Nếu còn thắc mắc gì chị có thể liên hệ với theo thông tin sau:
– Số điện thoại của dịch vụ của luật sư: 0934 674 599 – 0971 491 595
– Zalo của Luật sư Bình Dương: 0934 674 599 – 0971 491 595
– Địa chỉ trụ sở: Số 26, đường T, trung tâm hành chính Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương